Nổ lực của chúng tôi dành cho cộng đồng

Các dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng(EPICS) được hình thành bởi Edward Coyle và Leah Jamieson, giáo sư tại Đại học Purdue, như một giải pháp cho hai vấn đề:

  1. Nhiều sinh viên kỹ thuật tốt nghiệp nhưng thiếu các kỹ năng thực tế cần thiết cho việc quản lý dự án hay phát triển các ý tưởng, chẳng hạn như lập ngân sách, lập kế hoạch, truyền thông...
  2. Nhiều tổ chức phi lợi nhuận không có đủ kinh phí cho các dịch vụ kỹ thuật chuyên nghiệp để thiết kế và triển lãm hay lưu trữ các dữ liệu liên quan.

Giải pháp được đưa ra là sử dụng kĩ năng của những sinh viên thông qua chương trình giảng dạy để cung cấp dịch vụ cho các tổ chức phi lợi nhuận ở địa phương.

Chương trình bắt đầu như một chương trình giáo dục và tìm thấy nguồn gốc của nó trong khái niệm "Học tập để phục vụ"

We use EPICS as a platform for courses

The program allows students to develop engineering projects which aim to serve the community. These innovations can address health, environmental, educational and human needs, etc.

In addition to the basic EPICS, Fablab develops the projects with soft skills training, connecting with workshops or community organizations to fully equip the skills, knowledge and opportunities for students to confidently join the future workforce.

Học sinh có thể làm việc theo nhóm trong một dự án cụ thể ở cả Fablab và Không gian Sáng chế, với tất cả các công cụ, tài liệu và sự cố vấn cần thiết để phát triển thành công ý tưởng của mình.

Không chỉ hỗ trợ trong việc lên ý tưởng, thảo luận, trao đổi ý tưởng, chế tạo mẫu thử và thử nghiệm thực tế. Chúng tôi nổ lực để hỗ trợ các sản phẩm đi vào cuộc sống và nếu đáp ứng mong đợi của cộng đồng, chúng tôi cũng sẵn sàng xây dựng cầu nối đến với các nhà đầu tư.

Các dự án của chúng tôi là cơ hội tốt để sinh viên thực hành tất cả các kỹ năng và kiến thức có được ở trường, nhưng cũng như trên hết là thể hiện sự sáng tạo của họ, sử dụng đầu óc kinh doanh, phát triển các kỹ năng mềm (làm việc nhóm, giao tiếp, lãnh đạo, quản lý thời gian, hợp tác liên văn hóa, vv) trong quá trình phát triển, từ việc xác định nhu cầu đến việc đưa ra sản phẩm giải quyết một vấn đề cộng đồng trong cuộc sống.

Đây là dự án mới nhất của chúng tôi thuộc khuôn khổ chuỗi dự án VEF PROJECTION 2019 dưới sự tài trợ của The Vietnam Education Foundation (Quỹ Giáo dục Việt Nam).

Tìm hiểu thêm về các khóa học VEF EPICS Series dự án tại đây

Dưới sự hỗ trợ của các giám sát viên và chuyên gia quốc tế, các bạn sinh viên Việt Nam đã phải tìm ra một ý tưởng để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực nhờ vào năng lực của họ trong suốt quá trình học đại học. Họ chọn phát triển một bộ đệm ghế kết hợp cùng một ứng dụng để cảnh báo về tình trạng gù lưng ở trẻ nhỏ.

Mục tiêu được đưa ra là dạy thói quen ngồi đúng tư thế cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi và do đó ngăn ngừa khả năng cong vẹo cột sống ở trẻ em đang ngày càng tăng cao cũng như cải thiện khả năng tập trung vào việc hoc. Điều này trở nên khả thi nhờ một hệ thống cảm biến tích hợp trong đệm ghế. Những cảm biến sẽ phát hiện tư thế của đứa trẻ và phát ra tiếng kêu cảnh báo nếu tư thế ngồi không đúng. Bằng cách này, các bé nhận thức được rằng mình không ngồi đúng tư thế và có thể thay đổi để điều chỉnh.

Những thói quen xấu được phát triển trong thời thơ ấu có thể gây ra những hậu quả không thể thay đổi, đặc biệt là khi nói đến sức khỏe. Đệm ngồi thông minh đã được thiết kế để giúp không chỉ trẻ em mà còn những người trẻ tuổi ngồi đúng cách và làm quen với việc áp dụng đúng tư thế cho lưng khi phải ngồi làm việc qua lâu.

Sản phẩm được phát triển gồm 2 phần, đệm ngồi dành cho trẻ em và ứng dụng dành cho bố mẹ nhằm nắm rõ các vấn đề tư thế của trẻ và có thể theo dõi quá trình phát triển của các bé.

Thông qua dự án này, các bạn sinh viên đã học được cách phát triển một dự án theo phương pháp EPICS. Nhưng trên hết, họ đã năng cao các kĩ năng mềm cần thiết cho cuộc sống cá nhân và nghê nghiệp. Họ đã phát triển các kỹ năng giao tiếp đáng chú ý thông qua việc thuyết trình trước ban cố vấn. Họ cũng học cách làm việc theo nhóm trong một môi trường đa văn hóa vì khi phải làm việc với những giáo sư đến từ Pháp và Malaysia. Ngoài ra, thông qua những khó khăn trong quá trình phát triển dự án, họ đã có thể nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý thời gian.

Các sinh viên đã thật sự tham gia vào việc phát triển dự án này và tham dự các cuộc gặp hằng tuần với các cố vấn của họ để xem xét tiến độ, thảo luận các vấn đề và tìm giải pháp cùng nhau để tiến về phía trước.

Chương trình này cũng đã hỗ trợ tạo ra một sự đổi mới sáng tạo và hứa hẹn sẽ sớm giải quyết vấn đề thực tế của cộng đồng với chi phí thấp.

Các dự án của chúng tôi

Tuần lễ Sáng chế Đà Nẵng 2016

Với chủ đề “Đổi mới trong học tập và phục vụ cộng đồng” – Tuần lễ Sáng chế lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng năm 2016 nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ đam mê sáng tạo có cơ hội học hỏi và sáng chế.

Mục tiêu:

- Mang tinh thần Sáng chế đến các trường Trung học Phổ thông.

- Mang Không gian Sáng chế đến với các bạn học sinh

- Cơ hội học tập công nghệ và rèn luyện các kĩ năng mềm

- Cơ hội cho các bạn nữ được tiếp cận với công nghệ, phát triển Kỹ năng đổi mới cũng như khuyến khích các sự sáng tạo

- Nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia

Cuộc thi Phụ nữ với các Dự án Kỹ thuật Phục vụ Cộng đồng năm 2017 (WEPICS)

Tìm hiểu thêm về cuộc thi tại đây

Cuộc thi Phụ nữ với các Dự án Kỹ thuật Phục vụ Cộng đồng năm 2017 (WEPICS)

Cuộc thi là một cơ hội tốt cho các nữ sinh viên, giảng viên, kỹ sư, nhà nghiên cứu và nữ doanh nghiệp trong lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) cùng tham gia hỗ trợ sự phát triển bền vững của cộng đồng tại đia phương thông qua sáng tạo và khởi nghiệp. Ở cuộc thi WEPICS, các đội được khuyến khích thực hiện các dự án nhằm giúp giải quyết các vấn đề thực tế mà cộng đồng đang đối mặt. Mỗi đội tham gia có cơ hội đạt Giải Nhất với trị giá $1500 USD.

Các đội thi sẽ được tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ không gian sáng tạo. Hai đội thắng giải Nhất và Nhì sẽ được hỗ trợ để phát triển và thương mại hóa các mẫu sản phẩm của mình.

MAKER TO ENTREPRENEUR PROGRAM

Năm 2017, Chương trình Maker to Entrepreneur Program đã được tổ chức dành cho sinh viên và nhân viên Đại học Đà Nẵng.

EPICS Series - Khóa học Kĩ thuật phục vụ cộng đồng - Với sự hợp tác cùng Đại học bang Arizona, ASU

EPICS #1

Tháng 1-5 năm 2018

EPICS #2

Tháng 9 năm 2018 - tháng 1 năm 2019

EPICS #3

Tháng 9 năm 2019 - tháng 1năm 2020